Siro Bổ Tỳ Vị FORIKID TW3 – Giúp Bé Ăn Ngon Miệng, Hết Táo Bón | (Bộ 4 chai x 125ml)

300.000VND

Công ty dược phẩm trung ương 3 Foripharm thuoctotso1

child Giúp bé ăn ngon miệng, tăng hấp thu

child Giảm táo bón, đái dầm, nóng trong

child Được cấp giấy phép lưu hành bởi 

lý do bạn nên chọn mua hàng tại Thuoctotso1.com

Chọn số lượng cần mua:

NHÀ THUỐC CAM KẾT

100% sản phẩm chính hãng

Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành

Đội ngũ Dược sĩ chuyên môn giỏi

Tư vấn - Chăm sóc tận tình

Giao hàng nhanh chóng, chu đáo

Cập nhật đơn hàng trên Zalo

Tích điểm thưởng - Nhận voucher

Trở thành Cộng tác viên miễn phí

Tăng thêm thu nhập thụ động

Siro Bổ Tỳ Vị FORIKID TW3 – Giúp Bé Ăn Ngon Miệng, Hết Táo Bón | (Bộ 4 chai x 125ml)

Đối tượng dùng Forikid trung ương 3

Siro Bổ Tỳ Vị FORIKID TW3 – Giúp Bé Ăn Ngon Miệng, Hết Táo Bón bào chế dựa theo bài thuốc “Bổ Thận Âm – Bổ Tỳ Vị” giúp tăng tân sinh dịch làm mềm phân nên giảm táo bón rất nhanh chóng và hiệu quả. Sản phẩm có tác dụng: Kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Thanh nhiệt, giải độc. Giúp giảm các triệu chứng nóng trong, nhiệt miệng, táo bón ở trẻ. Làm giảm mồ hôi ở trẻ nhỏ, cải thiện tình trạng đái dầm ở trẻ nhỏ.

 

Video clip quảng cáo sản phẩm FORIKID TW3

thuoctotso1.com Nguồn Gốc – Xuất Xứ

Siro Bổ Tỳ Vị FORIKID TW3 – Giúp Bé Ăn Ngon Miệng, Hết Táo Bón là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

  • Thương hiệu: DƯỢC PHẨM TW3 Tâm huyết gửi trọn trong từng sản phẩm
  • Nhà sản xuất: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 3 (FORIPHARM)
    • Địa chỉ: Số 16 Lê Đại Hành, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng.
    • Nhà máy sản xuất: Nhà máy Nam Sơn – Số 28 đường 351, thôn Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn, huyện An Dương, Hải Phòng
    • SĐT: 0313 747 507 – Fax: (84.31) 3842.125
    • Email: foripharm@hn.vnn.vn- Website: duocphamtw3.com
  • Sản phẩm đã được Bộ Y Tế – Cục An Toàn Thực Phẩm cấp “Giấy Xác Nhận Nội Dung Quảng Cáo Sản Phẩm” số: 01322/2017/XNQC-ATTP
  • Sản phẩm đã được Bộ Y Tế – Cục An Toàn Thực Phẩm cấp “Xác Nhận Công Bố Phù Hợp Quy Định ATTP” số: 15032/2017/ATTP-XNCB (xem ảnh SP)

Giới thiệu Công Ty CP Dược Phẩm Trung Ương 3 (Foripharm)

thuoctotso1.com Thành Phần FORIKID TW3

FORIKID TW3  được bào chế dựa theo bài thuốc “Bổ Thận Âm” dưới dạng cao lỏng. Có chứa các thành phần gồm 6 loại Dược thảo Đông y, bao gồm:

Thục Địa: 1500 mg

Thục Địa thành phần thuốc thảo dược Thuoctotso1

  • Thục Địa là phương thuốc bổ trong Đông Y cổ truyền. Là vị thuốc rất tốt giúp bổ Thận dưỡng âm, bồi bổ khí huyết.
  • Y học hiện đại nhận thấyThục Địa có tác dụng: Hạ đường huyết, làm mạnh tim. Giúp hạ huyết áp, bảo vệ gan. Lợi tiểu, cầm máu và tác dụng lên một số vi trùng nên có tác dụng kháng viêm…

Thạch Hộc: 887mg

Thạch Hộc thành phần thuốc thảo dược Thuoctotso1

  • Thạch Hộc là vị thuốc đa công dụng. Có tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân xương. Bổ thận, trợ dương, ích vị sinh tân dịch.
  • Dùng làm thuốc điều trị cho: Người thận yếu, suy giảm chức năng thận; Người gầy yếu, kém ăn, thiếu máu; Người thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm.

Táo Chua: 880mg

quả táo chua thành phần thuốc thảo dược Thuoctotso1

  • Táo Chua chính là quả táo ta . Chứa nhiều vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Vì thế, táo chua có tác dụng tuyệt vời trong hiệu quả tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa.
  • Nhân hạt táo chua khi sao đen được dùng làm thuốc an thần. Chữa suy nhược thần kinh, tim hồi hộp. Chữa trẻ em hay đổ mồ hôi trộm hoặc người lớn đổ nhiều mồ hôi.

Tỳ Giải: 880mg

Tỳ Giải thành phần thuốc thảo dược Thuoctotso1

  • Theo Đông Y, Tỳ Giải có vị đắng, tính bình, quy vào hai kinh can và vị. Tác dụng giúp trị phong thấp, phân thanh khứ trọc.
  • Hỗ trợ trị viêm bàng quang, trị tiểu buốt.
  • Hỗ trợ trị dị ứng ngoài da và trị bệnh mẩn ngứa.

Hoài Sơn: 573mg

Hoài Sơn thành phần thuốc thảo dược Thuoctotso1

  • Hoài Sơn còn gọi dân dã là Củ khoai mài, là món ăn quen thuộc của nhiều dân tộc miền núi.
  • Là vị thuốc quý trong Đông y giúp điều hòa âm dương và chữa được rất nhiều bệnh khác nhau.
  • Hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa: Cơ thể suy nhược; Bệnh đường ruột; Thận suy, đau lưng mỏi gối; Ra mồ hôi trộm…

Củ Súng: 340mg

Khiếm Thực thành phần thuốc thảo dược Thuoctotso1

  • Trong Y học cổ truyền, nhân già của Củ Súng được dùng làm thuốc, còn gọi là Khiếm Thực. Có tác dụng cường tráng, thu liễm, chống co thắt, an thần, bổ thận.
  • Là vị thuốc tốt dùng cho chữa suy nhược cơ thể, hay đổ mồ hôi trộm, di tinh, mộng tinh…

Các thành phần khác: Đường trắng, Nipagin, Nipason, Nước tinh khiết vừa đủ 10ml.

thuoctotso1.com Công Dụng Của FORIKID TW3

Siro Bổ Tỳ Vị FORIKID TW3 – Giúp Bé Ăn Ngon Miệng, Hết Táo Bón bào chế dựa theo bài thuốc “Bổ Thận Âm”. Giúp tăng tân sinh dịch làm mềm phân nên giảm táo bón rất nhanh chóng và hiệu quả. Sản phẩm có tác dụng:

  • Kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Thanh nhiệt, giải độc. Giúp giảm các triệu chứng nóng trong, nhiệt miệng, táo bón ở trẻ.
  • Làm giảm mồ hôi ở trẻ nhỏ, cải thiện tình trạng đái dầm ở trẻ nhỏ.
Forikid TW3 giúp bé giảm đái dầm mồ hôi trộm nhiều công dụng
FORIKID TW3 -Sản phẩm mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe của bé

thuoctotso1.com Đối Tượng Sử Dụng FORIKID TW3

Siro Bổ Tỳ Vị FORIKID TW3 – Giúp Bé Ăn Ngon Miệng, Hết Táo Bón dùng cho:

  • Trẻ em biếng ăn, cơ thể suy nhược, gầy còm.
  • Trẻ em bị chứng nóng dẫn đến nhiệt miệng, da khô, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, táo bón, nước tiểu vàng.
  • Dùng cho trẻ em hay ra mồ hôi trộm.
  • Trẻ mắc chứng đái dầm.

 

Ơn giời! Có “Bí kíp” để chăm con mát tay đây rồi!

thuoctotso1.com Cách Dùng FORIKID TW3

FORIKID TW3 là sản phẩm có nguồn gốc 100% thảo dược. Có thể sử dụng lâu dài cho trẻ. An toàn cho bé dưới 24 tháng tuổi. Trong 01 chai có thể tích 125ml:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi: 5 ml x 2 lần/ ngày
  • Trẻ em từ 2 – 5 tuổi: 10 ml x 2 lần/ngày
  • Trẻ em trên 5 tuổi: 15ml x 2 lần/ngày

Sản phẩm bào chế dưới dạng cao lỏng có vị ngọt tự nhiên thơm ngon, dễ uống.

Siro Bổ Tỳ Vị FORIKID TW3 – Giúp Bé Ăn Ngon Miệng, Hết Táo Bón không phải là thuốc. Không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh.

Forikid TW3 giúp bé giảm đái dầm mồ hôi trộm Foripharm
Trẻ bị mắc mồ hôi trộm! Đừng lo vì đã có FORIKID TW3

thuoctotso1.com Các Thông Tin Khác

Siro Bổ Tỳ Vị FORIKID TW3 – Giúp Bé Ăn Ngon Miệng, Hết Táo Bón:

  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 chai 125ml cao lỏng.
  • Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30ºC.​
  • Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Mã vạch, số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng in ở trên vỏ hộp.
  • Số Đăng ký Quảng Cáo sản phẩm: 01322/2017/ATTP-XNQC
  • Số Đăng ký Lưu Hành Sản Phẩm: 15032/2017/ATTP-XNC
Forikid TW3 giúp bé giảm đái dầm mồ hôi trộm an toàn thực phẩm
Sản phẩm FORIKID TW3 đã được Bộ Y Tế – Cục ATTP cấp Giấy phép lưu hành toàn quốc
Dạng Bào Chế

PNCT & Nuôi Con Bú

TẠI SAO TRẺ ĐÁI DẦM BAN ĐÊM?

Theo nguồn: forikid.vn

Résultat de recherche d'images pour "trẻ đái dầm"

1. Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm ban đêm

Hỏi: Con tôi năm nay đã vào lớp 1 nhưng dạo gần đây bé thường đái dầm vào ban đêm khiển cả tôi và bé đều cảm thấy rất khó chịu. Vậy nguyên nhân nào làm bé bị đái dầm vậy bác sĩ và tôi nên làm thế nào đây?

Đáp: 

Đái dầm là hiện tượng trẻ đi tiểu tiện không tự chủ. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm khi trẻ đã say giấc ngủ và không thể phản hồi lại các yêu cầu tự nhiên của cơ thể.

Chứng đái dầm xuất hiện ở các trẻ dưới 2 tuổi, và tỷ lệ này giảm dần khi trẻ lớn lên: 75% ở trẻ dưới 5 tuổi, 44% đối với trẻ dưới 7 tuổi và chỉ khoảng 15% đối với những trẻ trên 8 tuổi.

Thông thường, trẻ sẽ hết đái dầm khi chúng bước vào lứa tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nếu trẻ đái dầm ban đêm thường xuyên thì đây quả thực là một vấn đề các bố mẹ cần xem xét.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở trẻ, cụ thể bao gồm:

1.1. Nguyên nhân thận âm hư

Thận âm hư, tỳ phế hư,…làm suy nhược cơ thể, nóng trong, giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là khả năng lọc và bài tiết nước tiểu.

Thận hư có thể làm hạn chế khả năng kiểm soát bàng quang, khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn về ban đêm và gây nên chứng đái dầm.

1.2. Bọng đái nhỏ. Bàng quang chậm trưởng thành

Bàng quang nhỏ khiến trẻ đi tiểu nhiều lần trong đêm
Bàng quang nhỏ khiến trẻ đi tiểu nhiều lần trong đêm

Bàng quang nhỏ, chậm trưởng thành có dung tích nhỏ hơn bình thường sẽ khiến lượng nước tiểu tích trữ được ít, mau đầy và khiến trẻ đi tiểu thường xuyên.

Điều này vô cùng khó chịu để trẻ có thể thức dậy đi tiểu trong khi đang ngủ. Nếu trẻ không thể thức dậy, đái dầm là điều hiển nhiên sẽ xảy ra.

1.3. Không sản xuất đủ hormon chống lợi tiểu (ADH)

Hormone ADH có tác dụng hạn chế lượng nước tiểu sản xuất ra, nhất là vào ban đêm. Nếu hormone này bị thiếu hụt sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn.

Điều này sẽ bắt buộc trẻ phải đi tiểu nhiều lần hơn, sẽ thật tồi tệ nếu đó là thời điểm trẻ đang ngủ.

1.4. Uống nhiều cà phê

Cà phê và các loại thức uống chứa caffein, chất tạo màu, tạo hương hóa học,…sẽ làm cơ thể sản sinh ra nhiều nước tiểu hơn. Và điều này gián tiếp trở thành một trong những nguyên nhân gây nên chứng đái dầm ở trẻ.

1.5. Ngủ quá sâu giấc

Nếu bàng quang chứa đầy nước tiểu, nó sẽ gửi tín hiệu về não bộ và thúc giục cơ thể tiến hành đi vệ sinh. Tuy nhiên nếu trẻ ngủ quá sâu giấc không thể cảm nhận được các kích thích tự nhiên từ cơ thể thì chắc chắn trẻ sẽ đái dầm.

1.6. Chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngừng thở khi ngủ cũng khiến trẻ bị đái dầm
Chứng ngừng thở khi ngủ cũng khiến trẻ bị đái dầm

Đôi khi ngừng thở khi ngủ cũng có thể gây nên chứng đái dầm ở trẻ nhỏ. Các tình trạng như nghẹt mũi, viêm amidan, các chứng hạn chế đường thở,…là nguyên nhân chính của vấn đề đang được nhắc đến.

1.7. Táo bón mãn tính

Nghe có vẻ như không mấy liên quan nhưng khi trẻ bị táo bón mãn tính, phân đùn trong trực tràng có thể chèn ép bàng quang tạo nên các tín hiệu giả báo cơ thể cần đi tiểu tiện.

Điều này khiến trẻ phải đi tiểu nhiều lần hơn và cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng đái dầm ở trẻ.

1.8. Yếu tố bệnh lý

Một số loại bệnh có thể ảnh hưởng đến đường tiết niệu và gián tiếp trở thành nguyên nhân của chứng đái dầm ở trẻ.

1.8.1.Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện với các biểu hiện như đau bụng, đi tiểu nhiều và thường xuyên buồn tiểu mặc dù bàng quang trống rỗng,… Nếu trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu kéo dài sẽ khiến tần suất đi tiểu tăng lên, trở thành nguyên nhân của chứng đái dầm lúc ngủ.

1.8.2. Giải phẫu lỗi

Giải phẫu lỗi có thể gây ra một số các tật trên hệ bài tiết, khiến chúng trở thành những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện bình thường của trẻ.

1.9. Các yếu tố tâm lý

Trẻ sợ bóng tối, sợ ma không giám đi tiểu
Trẻ sợ bóng tối, sợ ma sẽ không giám đi tiểu

Trẻ em thường có tâm lý sợ bóng tối, sợ ma vào ban đêm, sợ bị bố mẹ la khi nhờ dẫn đi tiểu, sợ khi đến nơi ở mới hoặc lười,…Những điều này sẽ khiến trẻ nhịn tiểu và đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến chứng đái dầm khi trẻ say giấc.

1.10. Do di truyền

Di truyền có tác động rất lớn đối với sự xuất hiện của chứng đái dầm ở trẻ. Các nhà khoa học đã chứng minh được điều này qua việc thống kê các số liệu thu thập. Kết quả cho thấy:

  • 77% trẻ sẽ mắc chứng đái dầm nếu cả bố lẫn mẹ trẻ đã từng đái dầm lúc nhỏ.
  • 44% nếu một trong bố hoặc mẹ từng bị đái dầm.
  • 15% tỷ lệ trẻ sẽ mắc chứng đái dầm nếu bố và mẹ không ai từng mắc chứng đái dầm lúc nhỏ.

2. Phân biệt đái dầm ban đêm bình thường và đái dầm ban đêm do bệnh

Đái dầm có thể được hình thành từ những nguyên nhân khác nhau. Không phải lúc nào đái dầm cũng do bệnh tật gây nên. Do đó, để điều trị hiệu quả thì việc xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là vô cùng quan trọng.

Trẻ hoàn toàn có thể đái dầm tự phát nếu trẻ thấy trong mơ mình đang đi tiểu, đây là dấu hiệu của não bộ báo hiệu cần đi tiểu. Nhưng một mặt nào đó nó lại chuyển hóa thành giấc mơ và giấc mơ ấy đã biến thành sự thật.

Ngoài ra, nếu trẻ mắc chứng đái dầm do bước vào tuổi dậy thì, dị tật bàng quang, thận âm hư. Hoặc do tác động của các loại thực phẩm thì bố mẹ vẫn có thể giúp trẻ điều trị đơn giản ngay tại nhà.

Trong trường hợp đái dầm là biểu hiện của các bệnh lý trong cơ thể thì bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc chứng đái dầm do bệnh tật như:

  • Có cảm giác đau, quặn vùng bụng dưới nhiều lần;
  • Đái dầm trở lại sau một thời gian rất dài không xuất hiện;
  • Có dịch lạ xuất hiện trong nước tiểu của bé;
  • Tiểu nhiều và thường xuyên, điều trị với nhiều phương pháp nhưng không khỏi;
  • Trẻ đái dầm có kèm theo quấy khóc, cáu gắt,….

3. Trẻ đái dầm ban đêm có gây hại gì không?

Đái dầm không gây hại nhưng nó để lại những phiền phức không nhỏ. Gây mất ngủ, phá hỏng nhịp sinh học, tốn công làm sạch giường, nệm,… Không những thế, trẻ đái dầm thường xuyên rất dễ sinh ra tâm lý xấu hổ, tự ti, có thể dẫn đến tự kỷ nếu không có sự can thiệp từ bố mẹ.

Trong trường hợp tiểu dầm do các bệnh lý gây nên thì thực sự là một điều đáng báo động. Vì các căn bệnh nấp đằng sau chứng đái dầm kia mới chính là kẻ đa dọa đến sức khỏe của trẻ. Bố mẹ khi phát hiện cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

4. Khi nào cần đưa trẻ đi khám.

Khi trẻ có các dấu hiệu đái dầm bệnh lý mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ
Khi trẻ có các dấu hiệu đái dầm bệnh lý mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ

Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu cảm thấy trẻ đang có những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ đi tiểu nhiều lần, đái dầm thường xuyên, chữa trị nhưng bệnh tình không thuyên giảm;
  • Trẻ đau phần bụng dưới;
  • Trẻ quấy khóc, thay đổi tính tình,cộc cằn, tính khí bất thường;
  • Có dịch lạ trong nước tiểu của bé, nước tiểu có màu lạ,…
  • Trẻ đã lớn nhưng đái dầm liên tục.

5. Cách trị đái dầm ban đêm ở trẻ

5.1. Đừng đổ lỗi cho con

Đừng đổ lỗi cho trẻ chỉ vì chúng đái dầm vì thực sự chúng cũng chẳng hề muốn chuyện này xảy ra một tí nào cả. Đổ lỗi cho trẻ chỉ làm chúng sợ hãi, rụt rè và ngày càng giấu giếm tình trạng của chúng mà thôi.

5.2. Trấn an bé

Hãy động viên trẻ và gợi mở những phương pháp điều trị để trẻ hiểu và phối hợp thực hiện chúng, giúp hiệu quả điều trị được nâng cao.

5.3. Dùng chuông báo đái dầm

Hãy cho trẻ mặc tã hoặc quần được kết nối với thiết bị chuông báo. Khi một lượng nhỏ nước tiểu được tiết ra, hệ thống sẽ cảm ứng và báo động để đánh thức trẻ dậy đi tiểu.

Điều này vừa có thể chống lại tình trạng đái dầm vừa tạo thói quen đi vệ sinh cho trẻ.

5.4. Cho con đi vệ sinh đều đặn

Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn
Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn

Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đều đặn theo giờ để tạo phản xạ cho trẻ. Khi đến khung giờ nhất định, trẻ sẽ tự mắc tiểu và thực hiện việc đi tiểu bình thường. Tránh làm tồn đọng nước tiểu trong bàng quang, gây ra chứng đái dầm.

5.5. Không cho con dùng đồ chứa caffein

Các đồ uống chứa caffein có thể thúc đẩy sự sản xuất nước tiểu của cơ thể. Do đó, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng nhóm đồ uống này, nhất là vào ban đêm.

5.6. Thay đổi cách con uống nước

Bố mẹ nên tạo cho trẻ thói quen uống nước thường xuyên với lượng nước vừa đủ trên mỗi lần uống. Tránh uống quá nhiều trong một lần sẽ gây áp lực lớn cho thận và hệ bài tiết.

Đồng thời, bố mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ uống quá nhiều nước vào ban đêm, nhất là trước khi đi ngủ.

5.7. Trang bị tã lót, quần áo cho con

Chuẩn bị sẵn tã lót, quần áo sạch có thể giúp bố mẹ thay ngay cho trẻ khi chúng đái dầm. Việc làm này sẽ tạo được sự thoải mái cho cả bố mẹ lẫn trẻ, giúp trẻ tiếp tục được giấc ngủ.

5.8. Bao bọc đệm cẩn thận

Để hạn chế trẻ đái dầm làm ướt nệm, bố mẹ có thể sử dụng các miếng lót chống thấm và đặt chúng ngay bên trên bề mặt nệm.

5.9. Để trẻ phụ dọn dẹp giường

Để bé tự thu dọn giường của mình khi đái dầm
Để bé tự thu dọn giường của mình khi đái dầm

Hãy để trẻ phụ bố mẹ dọn dẹp giường sau mỗi lần trẻ đái dầm để  chúng hiểu được sự phiền phức trẻ đã gây ra, đồng thời có thể tạo cho trẻ suy nghĩ trách nhiệm, thúc giục trẻ cố gắng điều trị đái dầm.

5.10. Bài tập bàng quang

Bố mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ một số bài tập bàng quang để tăng cường hoạt động của các cơ vòng bàng quang, giúp chúng hoạt động tốt hơn, tăng co giãn và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang của trẻ.

5.11. Massage

Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới của trẻ với dầu oliu có thể giúp tăng cường hoạt động của các cơ vòng bàng quang, giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ phận này và hạn chế đái dầm hiệu quả.

5.12. Sử dụng sản phẩm cao lỏng cải thiện tình trạng đái dầm của TW3

Song song các biện pháp điều trị về mặt tâm lý và bài tập vận động, bố mẹ có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm cao lỏng của TW3 để bồi bổ cơ thể và tăng cường hiệu quả điều trị chứng đái dầm cho trẻ.

Sản phẩm cao lỏng cải thiện tình trạng đái dầm của dược phẩm TW3 có thể loại bỏ được những nhược điểm như khâu chế biến và tìm kiếm nguyên liệu. Bằng việc kết hợp từ các thảo dược tự nhiên, an toàn cùng công nghệ sản xuất đạt chuẩn. Sản phẩm cao lỏng của dược phẩm TW3 có thể giúp trẻ nâng cao sức khỏe và khắc phục ngay tình trạng đái dầm một cách hiệu quả.

Résultat de recherche d'images pour "forikid tw3"

Các thành phần chính của cao lỏng cải thiện tình trạng đái dầm của TW3 bao gồm: Thục địa, thạch hộc, táo chua, tỳ giải, hoài sơn, củ súng.

Đây đều là những thảo dược tự nhiên có tác dụng dưỡng tâm, bổ phế, tăng cường chức năng tỳ, giải,…Từ đó mang lại những hiệu quả:

  • Kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng;
  • Thanh nhiệt, giải độc, hạn chế các chứng, táo bón,  nóng trong người;
  • Giảm đồ mồ hôi trộm;
  • Ngăn ngừa và điều trị chứng đái dầm ở trẻ

6. Mẹo chữa đái dầm cho trẻ

6.1. Chữa đái dầm bằng rau ngót

Rau ngót có tính mát, lợi tiểu, giúp ổn định hoạt động của bàng quang. Bố mẹ cho trẻ sử dụng rau ngót thường xuyên có thể hạn chế đi chứng đái dầm rất hiệu quả.

Bố mẹ có thể nấu canh rau ngót và cho trẻ ăn hoặc nấu rau ngót với nước và cho trẻ uống hàng ngày cũng đều rất tốt cho sức khỏe.

6.2. Chữa đái dầm bằng mật ong

Mật ong giúp giảm đái dầm hiệu quả
Mật ong giúp giảm đái dầm hiệu quả

Mật ong có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Ăn mật ong vào buổi tối có thể giúp trữ nước, hạn chế tình trạng đi tiểu về đêm hay đái dầm xuất hiện.

Để chữa chứng đái dầm, bố mẹ hãy cho trẻ ăn một thìa cà phê mỗi ngày trước khi đi ngủ.

6.3. Chữa đái dầm bằng rau bầu đất

Rau bầu đất có tính bình, mang lại hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ thận, tỳ phế. Nên nhiều người vẫn ưa chuộng sử dụng để chữa trị các chứng tiểu gắt, tiểu buốt, đái dầm về đêm.

6.4. Chữa đái dầm từ màng mề gà

Màng mề gà sao vàng là một trong những bài thuốc dân gian nổi tiếng về công dụng chữa đái dầm rất tốt cho trẻ nhỏ,

Cách chế biến màng mề gà cũng tương đối đơn giản. Hãy chuẩn bị màng mề gà, sao đó mang chúng đem sao đến khi vàng, rắc một ít giấm lên rồi tắt lửa là hoàn thành. Bố mẹ có thể sử dụng màng mề gà theo các cách sau:

Xay nhuyễn thành bột sau đó pha từ 2-6g bột màng mề gà với nước ấm, cho trẻ uống ngày 2 lần.

Phối hợp màng mề gà và tang phiêu tiêu mỗi vị từ 4-12g theo lượng bằng nhau, đem đi sắc với 400ml nước đến khi nước sắc còn 60-100ml là sử dụng được. Cho trẻ uống ngày 2 lần trước mỗi bữa ăn chính.

6.5. Chữa đái dầm từ rễ cây hoa hồng dại, hạt tơ hồng, ngũ bội tử

Bài thuốc từ rễ cây hoa hồng dại, hạt tơ hồng và ngũ bội tử có tác dụng điều khí, bổ thận, có tác dụng chữa trị chứng đái dầm ở trẻ rất công hiệu.

Bố mẹ hãy cho lần lượt 30g rễ cây hoa hồng, 12g hạt hoa hồng cùng 12g ngũ bội tử, đem đun với 600ml nước đến khi sắc còn 400ml là có thể sử dụng. Chia thuốc thành 3 phần và chia đều các cử cho trẻ uống trong ngày.

6.6. Một vài mẹo khác 

Ngoài ra còn nhiều bài thuốc dân gian khác có tác dụng chữa đái dầm rất hiệu quả mà bố mẹ có thể tham khảo áp dụng ngay cho trẻ.

  • Quả óc chó và nho khô

Cho trẻ ăn vài quả óc chó và nho khô trước khi đi ngủ liên tục từ 1-2 tuần. Bố mẹ sẽ thấy chứng đái dầm được cải thiện rõ rệt.

  • Nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất từ lâu đã được biết đến như một loại thức uống tốt cho sức khỏe của hệ bài tiết. Hãy cho trẻ uống một ly nước ép nam việt quốc nhỏ mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Bố mẹ sẽ cảm nhận được công hiệu đầy bất ngờ.

  • Sử dụng một số loại thực phẩm giúp tăng cường bàng quang

Nếu trẻ đái dầm do bàng quang yếu, hoạt động kém. Bố mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ để cho trẻ sử dụng các loại thuốc tăng cường hoạt động bàng quang. Từ đó giúp trẻ tăng khả năng kiểm soát và từ đó hạn chế đi chứng đái dầm.

 

ĐIỂM MẶT 8 NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ TÁO BÓN

Theo nguồn: forikid.vn

Cùng tìm hiểu ngay 8 nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón thường gặp nhất. Từ đó giúp cho các mẹ có được phương pháp điều trị và xử lý phù hợp. Giúp cho con khỏe mạnh hơn và phát triển tốt nhất nhé.

Táo bón ở trẻ 4 tuổi khiến trẻ khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt

1. Chế độ ăn thiếu chất xơ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ, đặc biệt là các loại ngũ cốc đem lại lợi ích đối với ruột kết. Chất xơ làm tăng thể tích phân, có tác dụng làm loãng nồng độ của các chất thải khi tiếp xúc trực tiếp với thành ruột kết. Từ đó thúc đẩy hoạt động của ruột để tống các độc tố ra ngoài nhanh hơn.

Nếu trẻ có một chế độ dinh dưỡng không cân đối, ít chất xơ sẽ dễ bị táo bón hơn. Khi đi đại tiện thường bị đau và chịu các chứng co cứng vùng bụng dưới, khiến trẻ có tâm lý sợ đi đại tiện. Từ đó khiến cho tình trạng táo bón ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.

Résultat de recherche d'images pour "trẻ lười ăn rau"
Trẻ lười ăn rau củ quả sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất xơ, một trong những nguyên nhân chính gây ra táo bón trẻ em.

2. Uống ít nước

Không chỉ với bé nhỏ tuổi mà rất nhiều bé lớn hơn đều không thích uống nước. Tuy nhiên nước là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong trao đổi chất và thực hiện chức năng tiêu hóa của cơ thể. Lượng nước uống vào mỗi ngày là một trong hai yếu tố quyết định tới tính chất phân của trẻ.

Việc trẻ lười uống nước khiến cho tình trạng táo bón thêm phần trầm trọng
Việc trẻ lười uống nước khiến cho tình trạng táo bón thêm phần trầm trọng

Khi bé uống ít nước, chất thải sau quá trình tiêu hóa sẽ bị khô, vón cục lại do chứa ít nước, gây hiện tượng táo bón. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ uống nước đầy đủ, tương ứng với nhu cầu từng độ tuổi. Kết hợp cả nước khoáng, nước hoa quả, nước canh…

3. Táo bón do dùng sữa công thức

Sữa công thức hoặc sữa bò có nhiều chất dinh dưỡng khó tiêu hóa hơn. Một số mẹ không có sữa nhiều, trẻ sẽ thường xuyên uống sữa ngoài làm cơ thể bị nóng trong. Bên cạnh đó có số ít trẻ không dung nạp được lactose – một thành phần trong sữa dẫn đến hiện tượng bị đầy bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc gây táo bón.

Mẹ cần kiểm tra thật kỹ thành phần của sữa công thức để chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất cho bé
Mẹ cần kiểm tra thật kỹ thành phần của sữa công thức để chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất cho bé

Một số trẻ bị táo bón là do nguyên nhân mẹ pha sữa không đúng cách. Ví dụ như, khi mẹ pha sữa với nước quá nóng, làm cho các thành phần trong sữa bị biến đổi, mất tác dụng. Nếu mẹ pha sữa quá nguội, sẽ không tan trong nước khiến sữa bị vón cục. Kết quả là dưỡng chất không hấp thụ hết vào cơ thể làm cho trẻ đầy bụng, khó tiêu.

4. Thói quen hay nín nhịn đi vệ sinh

Trẻ con thường hiếu động mải chơi, quên ăn, quên ngủ và quên đi vệ sinh. Nhiều bé buồn đi đại tiện nhưng mải chơi cố gắng nhịn. Bé nhịn làm giảm dần cảm giác mót đại tiện. Tuy nhiên nếu tình trạng nhịn đi vệ sinh này diễn ra thường xuyên. Chắc chắn thói quen đi vệ sinh của trẻ sẽ bị thay đổi. Đồng thời khiến cho trẻ xuất hiện tình trạng táo bón.

Thói quen đi ngoài thường xuyên rất tốt cho tiêu hóa mà còn hạn chế nguy cơ bị táo bón
Thói quen đi ngoài thường xuyên rất tốt cho tiêu hóa mà còn hạn chế nguy cơ bị táo bón

Ngoài ra, khi nhịn đi ngoài quá lâu, phân sẽ trở nên rắn hơn. Tới lúc bé đi vệ sinh, việc cố rặn mạnh sẽ khiến bé đau đớn do phân quá rắn. Điều này sẽ khiến cho bé sợ đi vệ sinh và càng khiến bé nín nhịn nhiều hơn. Vòng luẩn quẩn ”đau đớn – sợ hãi – nhịn đại tiện” ngày càng lặp lại.

5. Ảnh hưởng của tâm lý

Rất nhiều trẻ sợ mùi hôi của nhà vệ sinh dẫn đến tâm lý nín nhịn và táo bón
Rất nhiều trẻ sợ mùi hôi của nhà vệ sinh dẫn đến tâm lý nín nhịn và táo bón

Có một số nguyên nhân liên quan tới tâm lý khiến trẻ nhịn đi vệ sinh như:

  • Căng thẳng, stress: Một số trẻ có vấn đề căng thẳng hoặc sợ hãi khi đi vệ sinh. Điều này có thể do bé chưa hình thành thói quen đi vệ sinh. Trẻ thường cố ý lờ đi cảm giác mót đại tiện, dần dần gây ra hiện tượng táo bón.
  • Sợ chỗ lạ: Một số trẻ sẽ chỉ đi vệ sinh ở những nơi quen thuộc như ở nhà hoặc ở trường. Khi trẻ đi chơi ở công viên, nhà hàng, nhà người quen nhiều bé sẽ nhịn đi vệ sinh, đợi tới lúc về nhà mới đi. Lâu dần thói quen này không tốt, khiến trẻ bị táo bón.
  • Ngại mùi hôi Có rất nhiều trẻ sợ mùi hôi của phân và cảm thấy khó chịu mỗi khi đi đại tiện. Vì thế cách tốt nhất để không phải ngửi thấy mùi này, trẻ sẽ nhịn vệ sinh, lâu dần dẫn tới hiện tượng táo bón.

7. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón do ít vận động

Một số trẻ được cha mẹ nuông chiều, cho con xem tivi, điện thoại thường xuyên. Không cho con có thời gian đi ra ngoài để vận động hoặc tham gia các trò chơi thể lực. Đây là trường hợp được gặp khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trong thời buổi phát triển của công nghệ như hiện tại.

Vận động nhẹ khiến nhu động ruột hoạt động tốt và cải thiện táo bón ở trẻ 4 tuổi khá hiệu quả
Vận động nhẹ khiến nhu động ruột hoạt động tốt và cải thiện táo bón ở trẻ 4 tuổi khá hiệu quả

Tuy nhiên, việc giữ trẻ trong nhà, cho trẻ xem điện thoại, tivi mà không có hoạt động thể chất lại ảnh hưởng rất xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ. Việc ít vận động khí khiến cho nhu động bị ì, không được kích thích. Từ đó chức năng tiêu hóa hoạt động không được trơn chu. Đồng thời khiến phân của trẻ khó đào thải hơn.

8. Táo bón do sức khỏe, bệnh lý

Bên cạnh nguyên nhân đã kể trên thì việc trẻ táo bón còn có thể do tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý.

Một số tình trạng sức khỏe ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ như:

  • Mọc răng: Mọc răng là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên mọc răng có thể khiến cho bé trở nên lười ăn uống dẫn đến thiếu nước và thiếu chất. Từ đó làm cho phân bị rắn dẫn đến táo bón.
  • Ốm sốt: Tình trạnh ốm, cảm sốt thường kèm theo cảm giác chán ăn, bỏ bữa… Như vậy sẽ không cung cấp đầy đủ chất xơ, rau xanh, vitamin khiến trẻ bị táo bón.

Đây đều là tình trạng khá bình thường và rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Các mẹ không cần quá bận tậm, chỉ cần các bé hết tình trạng trên thì việc táo bón cũng sẽ được cải thiện.

Nếu nguyên nhân trẻ bị táo bón là do bệnh lý thì bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám
Nếu nguyên nhân trẻ bị táo bón là do bệnh lý thì bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám

Tuy nhiên đối với một số bệnh lý ảnh hưởng tới táo bón sau đây. Bạn cần đặc biệt lưu ý và đưa trẻ tới các cơ sở y tế trong thời gian ngắn nhất.

  • Bệnh cường giáp.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh.
  • Bệnh nội tiết chuyển hóa.
  • Hẹp hậu môn.

9. Trẻ bị táo bón thì phải làm sao?

9.1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp bé cải thiện tình trạng táo bón.

  • Đối với bé bú sữa mẹ, đầu tiên mẹ xem xét trẻ có được bú đầy đủ lượng sữa cần thiết chưa. Sau đó mẹ sẽ điều chỉnh lại chế độ ăn: ăn nhiều rau xanh, thực phẩm có chất xơ, hoa quả, hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích.
  • Với trẻ uống sữa bột, mẹ cần pha sữa đúng chuẩn theo hướng dẫn và lựa chọn loại sữa công thức phù hợp chứa chất xơ, lợi khuẩn…
  • Đối với trẻ lớn, mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, cung cấp đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày: các loại rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, dâu tây, chuối.. hạn chế cho trẻ ăn ổi, hồng xiêm, nước ngọt có gas, cà phê, bánh kẹo. Nếu bé không chịu ăn rau quả, mẹ có thể thay thế bằng sinh tố hoặc súp rau củ quả.

9.2. Thuốc nhuận tràng

Thuốc trị táo bón giúp kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài nhờ hút nước, giúp trương nở, tăng kích thước khối lượng phân như thạch, agar-agar, cám lúa mì…

Thuốc tăng thẩm thấu làm giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột để giúp phân mềm hơn và dễ đẩy ra ngoài hơn theo đường trực tràng. Các thuốc phổ biến như sorbitol, lactulose…

9.3. Sử dụng thêm sản phẩm bổ trợ

Trong đông y, nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là âm hư thận yếu. Để khắc phục, thầy thuốc sẽ sử dụng các vị thuốc dưỡng âm, bổ tỳ vị bao gồm thục địa, thạch hộc, táo chua, hoài sơn, tỳ giải, củ súng… Dựa trên thành phần trên, kết hợp với dây chuyền công nghệ hiện đại, Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3 đã tạo ra sản phẩm cao lỏng giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

Forikid TW3 - sản phẩm với thành phần từ thảo dược thiên nhiên có công dụng cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ
FORIKID TW3 – sản phẩm với thành phần từ thảo dược thiên nhiên có công dụng cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ

Sản phẩm FORIKID TW3 được bào chế dưới dạng cao lỏng, vị ngọt dễ uống, lưu giữ tối đa thành phần cũng như công năng của các dược liệu. Đây là sản phẩm đặc biệt giúp cải thiện tình trạng âm hư, đồng thời sinh tân dịch nên cung cấp một lượng nước cơ thể bị thiếu từ đó rất có hiệu quả chứng táo bón của trẻ. Ngoài ra trong thành phần còn có táo chua, hoài sơn bổ tỳ vị giúp kích thích tiêu hóa và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Đối tượng dùng Forikid trung ương 3

9.4. Một số lưu ý khác để xử lý tình trạng táo bón

  • Mẹ nên bổ sung nước đầy đủ theo cận nặng, độ tuổi, nhu cầu hằng ngày của từng bé.
  • Dạy bé thói quen đi cầu đúng cách, cần kiên nhẫn và hướng dẫn bé một cách từ từ.
  • Khuyến khích bé đi vệ sinh vào buổi sáng, có thể sử dụng bô hoặc ngồi bồn cầu
  • Tránh nhịn đi ngoài vì sợ đau: mẹ nên giải thích cặn kẽ lợi ích của việc đi vệ sinh, khuyến khích bé đi khi có cảm giác mót.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Hi vọng với chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mẹ hiểu hơn về cách điều trị chăm sóc một cách hiệu quả cho trẻ bị táo bón.

MỒ HÔI TRỘM Ở TRẺ - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Theo nguồn: forikid.vn

1. Biểu hiện khi trẻ đổ mồ hôi trộm

Tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng
Tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng

Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị cho trẻ mẹ cần hiểu mồ hôi trộm là gì, những biểu hiện đổ mồ hôi trộm ở trẻ như thế nào và cách phân biệt mồ hôi sinh lý (thường không cần điều trị) và mồ hôi trộm bệnh lý (cần phải điều trị).

1.1. Mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm ở trẻ xảy ra ngay cả khi trời mát
Mồ hôi trộm ở trẻ xảy ra ngay cả khi trời mát

Tuyến mồ hôi được điều hành bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Khi hệ thần kinh phó giao cảm được kích thích sẽ thúc đẩy các tuyến mồ hôi tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. Tuy nhiên nếu cơ thể tiết nhiều mồ hôi ngay cả khi thời tiết lạnh hoặc khi không hoạt động gì cả (cơ thể trong trạng thái tĩnh) thì nó được gọi là mồ hôi trộm.

Mồ hôi trộm thường xuất hiện khi ngủ, chủ yếu ở đầu, lòng bàn chân, lòng bàn tay, nách… Đối với trẻ nhỏ, mồ hôi trộm thường xuất hiện vào ban đêm, khi trẻ ngủ, và mồ hôi trộm tiết ra nhiều nhất ở đầu.

1.2. Biểu hiện đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Mồ hôi trộm ở trẻ thường tiết ra nhiều ở vùng đầu do đây là vùng tập trung nhiều tuyến mồ hôi nhất ở trẻ nhỏ. Mồ hôi trộm thường xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm, khi trẻ đã đi ngủ.

Các triệu chứng đi kèm khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm thường là:

  • Mồ hôi tiết ra ướt đẫm đầu, gối khi trẻ ngủ dậy.
  • Trẻ có giấc ngủ không ngon, hay bị giật mình trong lúc ngủ và quấy khóc vào ban đêm.
  • Khi trẻ ngủ dậy thường trông mệt mỏi, uể oải, quấy khóc và thường không tươi tỉnh.

1.3. Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm

Phân biệt trẻ đổ mồ hôi trộm sinh lý hay bệnh lý
Phân biệt trẻ đổ mồ hôi trộm sinh lý hay bệnh lý

Mồ hôi trộm ở trẻ thường được chia thành 2 loại chính là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên là gì.

Mồ hôi trộm sinh lý có những dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Đổ mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể cao ( vd: sau khi vận động,…)
  • Đổ mồ hôi do mặc nhiều quần áo quá ấm hoặc khi ngủ đắp nhiều chăn, đắp quá kín.
  • Bé ra nhiều mồ hôi trong giai đoạn 1 tiếng sau khi bắt đầu ngủ.
  • Bé ra nhiều mồ hôi trong giai đoạn 30 phút sau khi ngủ và sau 1 tiếng thì kết thúc.
  • Trước khi bé đi ngủ đã bị chấn động tâm lý  ví dụ như quá sợ hãi hoặc quá phấn khích dẫn tới sau khi ngủ ra nhiều mồ hôi.

Mồ hôi trộm bệnh lý thường có những dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Ngay sau khi uống thuốc hạ sốt mà bé lập tức ra nhiều mồ hôi.
  • Trong quá trình ngủ thường hay trở mình hoặc quấy khóc.
  • Tay chân bé lạnh hơn bình thường sau mỗi lần ngủ dậy.

2. Nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên tất cả những nguyên nhân đó được xếp vào 2 nhóm chính là đổ mồ hôi trộm sinh lý và đổ mồ hôi trộm bệnh lý.

Đổ mồ hôi trộm sinh lý bao gồm những nguyên nhân như:

  • Do hệ thần kinh thực vật ở trẻ chưa hoàn thiện
  • Do bố mẹ ủ ấm trẻ quá mức
  • Đắp quá nhiều chăn hoặc quá kín, quá ấm cho bé khi ngủ.
  • Không gian sống bí bách, chật chội
  • Do thời tiết nóng bức.
  • Trẻ sinh non, thiếu cân khi sinh.

Đổ mồ hôi trộm bệnh lý bao gồm những nguyên nhân như:

  • Trẻ bị thiếu Canxi
  • Trẻ bị thiếu Vitamin D
  • Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng
  • Trẻ bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi
  • Trẻ gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan tới tim mạch
  • Trẻ bị âm hư
  • Lượng đường trong máu bị xuống thấp
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.

3. Hậu quả khi bị mồ hôi trộm kéo dài

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ kéo dài lâu có thể gây hại cho sức khoẻ
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ kéo dài lâu có thể gây hại cho sức khoẻ

Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này sẽ không đáng ngại nếu nguyên nhân gây nên là các yếu tố sinh lý bình thường hoặc do môi trường, ngoại cảnh tác động.

Ngược lại nếu nguyên nhân gây đổ mồ hôi ở trẻ xuất phát từ một bệnh lý nào đó thì các bậc phụ huynh cần hết sức lưu tâm bởi có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Đổ mồ hôi trộm có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ:

  • Đổ mồ hôi trộm khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay bị giật mình trong đêm. Điều này khiến cho chất lượng giấc ngủ không cao, ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất, tinh thần lẫn trí tuệ của trẻ.
  • Đổ mồ hôi trộm khiến thân nhiệt bị giảm, vì vậy mà trẻ dễ mắc cảm lạnh và các bệnh liên quan tới đường hô hấp như ho vặt, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Mồ hôi trộm ra nhiều và kéo dài có thể khiến trẻ bị mất nước. Cơ thể trở nên khô, háo nước, mệt mỏi, chán ăn, dễ bị táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng. Đi kèm với đó là cơ thể nóng, trẻ bị nhiệt,… lâu dần sẽ khiến cơ thể trẻ bị suy kiệt, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn.
  • Khi mồ hôi trộm tiết ra nhiều qua da sẽ khiến lỗ chân lông giãn to, các chất cặn bã ứ đọng ở các lỗ chân lông gây viêm da, mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa…

4. Biện pháp điều trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Để điều trị chứng mồ hôi trộm ở trẻ cần xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì. Từ đó sẽ có hướng xử lý chính xác, đúng đắn.

4.1. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, đề phòng chứng mồ hôi trộm ở trẻ
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, đề phòng chứng mồ hôi trộm ở trẻ

Đối với trẻ bị đổ mồ hôi trộm do thiếu chất dinh dưỡng, cụ thể là thiếu Vitamin D, Canxi, và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ thì mẹ cần đến thực đơn dinh dưỡng hàng ngày bổ sung các chất dinh dưỡng đang thiếu hụt cho cơ thể bé.

Theo đó nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung Vitamin và khoáng chất tự nhiên. Bên cạnh đó nên chia bữa ăn cho bé ra thành nhiều bữa nhỏ để bé dễ ăn và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra không quên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày.

4.2. Trẻ 5 tháng tuổi nên ăn gì?

Đối với trẻ sơ sinh, bé chưa ăn được mà đang còn bú sữa mẹ thì người mẹ cũng cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn những thực phẩm gây nóng khi trẻ bú vào cũng sẽ bị nóng bởi mẹ ăn gì thì khi bé bú tác động trực tiếp tới cơ thể bé ngay. Mặc dù vậy thì trẻ 5 tháng tuổi đã có thể ăn dặm.

Chính vì vậy ngoài bú sữa mẹ thì các mẹ cũng có thể làm các món cháo thịt bằm lá dâu, cháo nếp cẩm và một số loại cháo khác để cho bé ăn dặm hàng ngày cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở bé rất hiệu quả.

Mẹ có thể tham khảo một số cách nấu cháo ăn dặm cho bé theo công thức sau:

  • Cháo thịt bằm lá dâu
  • Résultat de recherche d'images pour "Cháo thịt bằm lá dâu"

Để làm cháo thịt bằm lá dâu, nguyên liệu gồm cóL 50g lá dâu non, 100g thịt lợn nạc và một lượng gạo tẻ xay bột vừa đủ.

Cách chế biến như sau: Lá dâu non rửa sạch, thái sợi; thịt lợn nạc xay hoặc băm nhuyễn. Sau đó bắc nồi đến ninh cháo, khi cháo chín, thịt mềm thì cho lá dâu vào ninh thêm một lúc nữa để lá dâu chín thì tắt bếp. Đối với món cháo thịt bằm lá dâu mẹ có thể cho bé ăn liền trong 5 ngày, mỗi ngày 1 bữa.

  • Cháo nếp cẩm

Résultat de recherche d'images pour "Cháo nếp cẩm"

Sử dụng nếp cẩm còn nguyên cám để nấu cháo cho trẻ nhỏ trị chứng mồ hôi trộm cực kỳ hiệu quả. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà mẹ có thể chế biến theo các cách khác nhau.

Đối với trẻ nhỏ đang ăn dặm mẹ xay bột nếp cẩm hòa với cháo hoặc bột ăn dặm của bé. Mỗi bữa ăn của bé mẹ cho vào 1/2 thìa cà phê bột gạo nếp cẩm.

4.3. Tắm nắng

Tắm nắng là cách làm tốt và đơn giản nhất để giúp trẻ tổng hợp Vitamin D. Nhờ ánh nắng mà sẽ giúp biến tiền Vitamin D thành Vitamin D, qua đó giúp bổ sung lượng Vitamin D thiếu hụt trong cơ thể của bé.

Image associée

Tuy nhiên khi tắm nắng cho bé mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Thời gian tốt nhất để cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng, khoảng tầm 8 – 9 giờ sáng, mỗi lần tắm nắng chỉ nên tắm trong khoảng 15 phút, không nên tắm quá lâu vì ánh nắng mặt trời có thể làm bỏng da bé.
  • Đặc biệt không tắm nắng cho trẻ vào buổi trưa và buổi chiều bởi ánh nắng buổi trưa và buổi chiều sẽ gây tổn thương da do chứa nhiều tia cực tím. Nguy hiểm nhất có thể gây ung thư da nếu tình trạng phơi nắng kéo dài.

4.4. Chữa bệnh gây ra mồ hôi trộm ở trẻ em

Đối với những trẻ bị đổ mồ hôi trộm do các bệnh lý gây nên thì chữa bệnh là cách làm hiệu quả nhất để chữa dứt điểm tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ.

Với những trường hợp này mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời. Mẹ không nên tự ý điều trị hoặc mua thuốc về điều trị cho bé bởi có thể gây nên các tác dụng phụ nguy hiểm khi sử dụng sai liều hoặc sai phương pháp điều trị.

4.5. Một số mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho bé

Áp dụng các cách dân gian chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Áp dụng các cách dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ

Trong dân gian có nhiều cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả như: sử dụng gối đinh lăng, lá lốt, khoai mài, thục địa… Mẹ có thể tham khảo và áp dụng thử khi bé gặp phải tình trạng tiết mồ hôi quá nhiều nhé.

  • Gối lá đinh lăng: Dựa trên nguyên tắc thẩm thấu thông qua cách trộn lá đinh lăng với bông gòn làm gối để cho các tinh chất của đinh lăng ngấm dần vào cơ thể sau quá trình sử dụng lâu dài.
    Để làm gối đinh lăng, đầu tiên cần rửa sạch và phơi khô lá đinh lăng. Thời gian phơi để lá tốt nhất là tầm 2-3 ngày. Sau khi lá đinh lăng đã khô thì cho vào rang giòn, cần chú ý nhẹ nhàng để giảm gãy vụn tối đa. Sau khi rang giòn thì trộn với bông gòn theo tỷ lệ 1:1 để làm ruột gối.
  • Lá lốt: Lấy lá của cây lá lốt nấu nước uống đều đặn mỗi ngày thay nước lọc, cứ 100g lá tươi thì tương đương với 1 lít nước, kiên trì thực hiện liên tục khoảng 1 tháng sẽ thấy ngay hiệu quả.
  • Bài thuốc chữa chứng âm hư (với hoài sơn, thục địa)
    • Cháo thục địa: Mẹ có thể dùng thục địa thái lát nấu với gạo tẻ và hoài sơn thành cháo. Nên cho từ 3-5 lát thục địa vào nồi cháo trên mỗi 4 bát con cháo.
    • Bài thuốc từ bổ thận âm từ dân gian: Thục địa, hoài sơn, thạch hộc, táo chua, tỳ giải, củ súng,.. là những dược liệu từ thiên nhiên có tác dụng kích thích tiêu hóa, cho trẻ ăn ngon, và đặc biệt cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả.
      Hiện nay bài thuốc này đã được Công ty Cổ phần dược phẩm TW3 bào chế dưới dạng cao lỏng, giúp lưu giữ tối đa thành phần dược liệu và đồng thời giúp trẻ dễ uống hơn, các mẹ có thể tham khảo thêm nhé.

Đối tượng dùng Forikid trung ương 3

Lưu ý: Sau khi áp dụng các biện pháp chữa bệnh cho bé theo cách dân gian mà không hiệu quả thì cần đưa bé đi khám ngay, tránh kéo dài gây ra những biến chứng không lường trước được.

5. Một số lưu ý mẹ cần biết

5.1. Cách xử lý khi thấy tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Khi trẻ bị đổ nhiều mồ hôi khi ngủ thì mẹ cần làm một số điều sau:

  • Lau khô người cho bé, thay áo ướt và không mặc quá nhiều áo ấm
  • Bỏ bớt chăn nếu đang đắp chăn quá dày hoặc quá kín cho con.
  • Cho bé uống nước để bổ sung lượng nước đã bị mất đi.
  • Bên cạnh đó mẹ không nên bật quạt mạnh hoặc hạ nhiệt độ điều hòa xuống quá thấp khi thấy con bị vã nhiều mồ hôi vì sẽ dễ làm cho bé bị cảm lạnh do lỗ chân lông lúc này đang giãn nở to.
  • Mẹ cũng không nên tắm cho con lúc này vì nước có thể khiến trẻ bị cảm lạnh.

5.2. Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn

Để giúp trẻ ngủ ngon mẹ nên chú ý:

  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát, thoải mái khi ngủ, đồng thời đảm bảo không có ánh sáng trong phòng, không để bé ngủ ngày nhiều và nên cho bé ngủ đúng giờ, đúng giấc.
  • Nên đặt bé nằm ngửa, massage chân tay hoặc xoa lưng để trẻ dễ ngủ hơn.

Trên đây là những điều mẹ nên biết về mồ hôi trộm ở trẻ và những cách trị dứt điểm tình trạng này. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp những mẹ có bé đang trong tình trạng này sẽ chữa dứt điểm tình trạng con đang gặp phải để con khỏe mạnh và vui tươi. Chúc các mẹ thành công.

Giải Đáp Thắc Mắc

Đánh giá cho Siro Bổ Tỳ Vị FORIKID TW3 – Giúp Bé Ăn Ngon Miệng, Hết Táo Bón | (Bộ 4 chai x 125ml)
0% | 0 đánh giá
5 0% | 0 đánh giá
4 0% | 0 đánh giá
3 0% | 0 đánh giá
2 0% | 0 đánh giá
1 0% | 0 đánh giá
Đánh giá cho Siro Bổ Tỳ Vị FORIKID TW3 – Giúp Bé Ăn Ngon Miệng, Hết Táo Bón | (Bộ 4 chai x 125ml)
Gửi hình chụp thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 5)
    +

    Rất tệ Không tệ Trung bình Tốt Rất tốt

    Chưa có đánh giá nào.

    Hỏi đáp
    ×

    Mua Sản Phẩm Ở Đâu?

    Nhằm giúp cho khách hàng có có thể dễ dàng & thuận lợi mua sắm. Hệ thống Thuốc Tốt Số 1 triển khai nhiều kênh online để TƯ VẤN - CHĂM SÓC - HỖ TRỢ cho khách một cách CHU ĐÁO & TẬN TÂM nhất.

    Bạn cũng có thể "Quan tâm Zalo OA" và "Kích hoạt thành viên trên Zalo Mini App" của Nhà thuốc để được nhận ngay những  ƯU ĐÃI & QUÀ TẶNG HẤP DẪN nhé!

    Siro Bổ Tỳ Vị FORIKID TW3 – Giúp Bé Ăn Ngon Miệng, Hết Táo Bón | (Bộ 4 chai x 125ml)

    300.000VND

    Forikid TW3 giúp bé giảm đái dầm mồ hôi trộm thuoctotso1.com
    Siro Bổ Tỳ Vị FORIKID TW3 – Giúp Bé Ăn Ngon Miệng, Hết Táo Bón | (Bộ 4 chai x 125ml)